Phân Biệt 3 Loại Gỗ MFC, Gỗ MDF Và HDF

CONGTYXAYDUNG5T

Phân Biệt 3 Loại Gỗ MFC, Gỗ MDF Và HDF: Loại Nào Tốt, Giá Ưu Đãi Nhất Cho Nhà Phố?

Gỗ công nghiệp là vật liệu thường được sử dụng trong trang trí nội thất. Trong đó 3 loại gỗ phổ biến nhất hiện nay là gỗ MFC, gỗ MDF và gỗ HDF. Thực tế, không phải ai cũng có hiểu biết và kinh nghiệm để phân biệt từng loại gỗ này. Vì vậy trong bài viết hôm nay, CÔNG TY XÂY DỰNG 5T mang tới cho bạn đặc điểm, giá thành, tính ứng dụng của từng loại gỗ này. Từ đó bạn có thể lựa chọn được loại gỗ tốt nhất cho căn nhà của mình.

I. Thông tin chung về 3 loại gỗ 

Gỗ công nghiệp MFC là gì?

MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard – nghĩa là ván gỗ dăm bao phủ bởi lớp Melamine. Nguyên liệu sản xuất chính của gỗ MFC là các loại gỗ trồng trong thời gian ngắn như: keo, bạch đàn, cao su,..

cot-go-mfc
Gỗ MFC với phần lõi gỗ dăm thô ráp
5TCONSTRUCTION
5TCONSTRUCTION
Mẫu gỗ MFC thực tế

Phân loại

Hiện nay trên thị trường có 2 loại gỗ MFC là MFC thường và MFC lõi xanh:

Gỗ MFC thường: loại gỗ này dùng để gia công các sản phẩm nội thất gia dụng như bàn học, bàn làm việc, tủ tài liệu, tủ sách,…

Gỗ MFC lõi xanh: loại gỗ này có khả năng chống ẩm nhớ lớp keo xanh đặc biệt. Vì vậy gỗ MFC lõi xanh được dùng để làm các gia cụ ở những nơi ẩm ướt như tủ bếp, kệ phòng tắm,.

Ưu điểm của gỗ MFC

  • Chống cong vênh tốt do được ép với keo dán dưới cường độ cao.
  • Chống bong tróc, mối mọt do đã được bao phủ lớp nhựa cứng Melamine trên bề mặt
  • Gỗ MFC lõi xanh có khả năng chống ẩm tốt, phù hợp với khí hậu Việt Nam
  • Lớp nhựa Melamine đa dạng về màu sắc, thích hợp với mọi loại nội thất
  • Bề mặt Melamine trơn, phẳng nên dễ dàng trong việc vệ sinh

Nhược điểm của gỗ MFC

  • Loại gỗ MFC thường dễ bị bung và hở ván nếu tiếp xúc nhiều với nước
  • Bề mặt gỗ không thật như gỗ tự nhiên
  • Độ dày các tấm gỗ hạn chế theo từng khuôn

Gỗ công nghiệp MDF là gì?

MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard – nghĩa là ván sợi với mật độ trung bình. Nguyên liệu sản xuất chính của loại gỗ bao gồm gỗ vụn tạo bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ, keo kết dính.

 

cot-go-mdf
Gỗ MDF với phần cốt gỗ mịn, không có dằm gỗ lớn, thô ráp
5TCONSTRUCTION
5TCONSTRUCTION

Phân loại

Hiện nay gỗ MDF được phân thành 3 loại chính theo nguyên liệu sản xuất:

Gỗ MDF trơn: các tấm gỗ sau khi ép sẽ được phủ thêm lớp sơn PU

Gỗ MDF chịu nước: trong nguyên liệu sản xuất loại gỗ này có thêm keo chịu nước. Đây là loại gỗ dùng cho những nơi nhiều nước hoặc có độ ẩm cao.

Gỗ MDF Veneer: các tấm gỗ được sơn phủ thêm lớp Veneer với họa tiết sồi, xoan đào,… Đây là loại ván gỗ MDF trông giống với ván gỗ tự nhiên nhất.

Ưu điểm của gỗ MDF

  • Gỗ MDF có độ bám sơn, bám vecni cao, thích hợp cho mọi loại nội thất
  • Gỗ MDF có kết cấu đồng nhất, khi cắt không bị sứt mẻ nên rất dễ gia công, tạo dáng cho các sản phẩm nội thất
  • Vì được sơn phủ thêm các lớp Melamine, Laminate, Veneer nên gỗ MDF khó bị cong vênh hay mối mọt
  • Bề mặt gỗ rộng thích hợp cho việc thiết kế nhiều loại nội thất với kích thước lớn nhỏ khác nhau
  • Nguyên liệu phổ thông, thời gian gia công nhanh nên gỗ MDF có giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên
  • Tuổi thọ nội thất bằng gỗ MDF có thể lên tới 10 – 15 năm

Nhược điểm của gỗ MDF

  • 2 loại gỗ MDF thường và MDF Veneer chịu nước kém
  • Các tấm ván MDF bị hạn chế về độ dày. Trường hợp sản xuất nội thất có độ dày lớn thì phải kết hợp nhiều ván lại với nhau
  • Gỗ MDF hạn chế trong việc chạm trổ các họa tiết trực tiếp lên gỗ. Khi sản xuất người ta chỉ có thể ép các họa tiết, hoa văn để trang trí bề mặt sản phẩm. Vì vậy loại gỗ này thường dùng để làm các đồ nội thất trơn.

Gỗ công nghiệp HDF là gì?

HDF là viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard – nghĩa là gỗ sợi mật độ cao. Nguyên liệu để sản xuất loại gỗ này gồm 80 – 85% gỗ tự nhiên, còn lại là các chất kết dính khác.

cot-go-black-hdf
Gỗ Black HDF với phần cốt gỗ mịn, chặt, đều màu

Phân loại

Hiện nay trên thị trường tồn tại 2 loại gỗ HDF chính là:

Gỗ HDF siêu chống ẩm: loại gỗ này có cấu tạo giống như tấm HDF bình thường nhưng có khả năng chống ẩm mốc.

Black HDF siêu chống ẩm: loại gỗ này có cấu tạo giống gỗ HDF siêu chống ẩm và có màu đen. Tuy nhiên Black HDF có lực nén ép lớn hơn nên có độ cứng lớn hơn nhiều so với HDF siêu chống ẩm.

Ưu điểm của gỗ HDF

  • Gỗ HDF được đè ép dưới áp lực lớn với chất siêu kết dính. Vì vậy nó hạn chế các nhược điểm dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên.
  • Kết cấu mật độ các sợi gỗ cao nên HDF có độ cứng cao, chịu tải lớn
  • Bề mặt mịn, nhẵn bóng nên có thể sơn, ép nhiều họa tiết trang trí
  • Màu sơn gỗ HDF đa dạng, có thể dùng làm nhiều loại đồ nội thất

Nhược điểm của gỗ HDF

  • Độ dày và độ dẻo của gỗ HDF khá hạn chế, không phù hợp với nội thất cấu trúc quá phức tạp.
  • Một số loại gỗ có hại cho sức khỏe con người
  • Gỗ HDF có khả năng chống thấm nước khá kém

Phân biệt 3 loại gỗ MFC, MDF và HDF

Tiêu chíGỗ MFCGỗ MDFGỗ HDF
Độ dàyĐộ dày thường được sử dụng là 18mm và 25mmĐộ dày thường sử dụng 9mm, 12mm, 15mmĐộ dày thường sử dụng 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm
Độ mịnCốt gỗ không mịn, thô ráp, có các vụn gỗ không đồng nhấtCốt gỗ mịn, không có dăm gỗ thô toCốt gỗ mịn, chắc, bề mặt nhẵn phẳng, đều màu, không có dăm gỗ
Trọng lượngVán gỗ khi cầm lên rất nhẹVán gỗ nặng vừa phảiRất nặng do các sợi gỗ được ép với mật độ cao
Giá cảRẻBình thườngĐắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp

Nên sử dụng loại gỗ nào cho nội thất nhà phố?

Đồ nội thất hiện nay chủ yếu được làm bằng 3 loại gỗ MFC, MDF và HDF. Mỗi loại gỗ lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế nội thất, 5TCONSTRUCTION khuyên bạn nên sử dụng những đồ nội thất cho nhà phố làm từ gỗ MDF. Rất nhiều vật dụng trong nhà phố sử dụng gỗ mdf như: Thiết kế tủ bếp đẹp, giường ngủ, tủ quần áo, tủ trang trí…

nhan-biet-go-mdf-hdf-mfc
Gia chủ có thể phân biệt 3 loại gỗ này dựa vào cốt gỗ, độ mịn, màu sắc và trọng lượng tấm gỗ

Gỗ MFC có giá thành rẻ nhất trên thị trường nhưng chất gỗ thô ráp, có độ cứng không lớn. Chất gỗ này cũng dễ bị mối mọt, hư hỏng dẫn tới tuổi thọ nội thất không cao. Ngược lại, gỗ HDF có chất lượng rất tốt, nhưng giá thành loại gỗ này lại khá cao. Nếu bạn muốn sử dụng toàn bộ nội thất làm từ loại gỗ này thì sẽ tốn nhiều chi phí xây nhà.

Gỗ MDF là vật liệu tối ưu nhất khi vừa có chất lượng ổn định lẫn giá thành tốt. Nội thất làm bằng gỗ MDF có khả năng chống ẩm tốt, không mối mọt, cong vênh và có thời gian sử dụng lên tới 10 năm. Giá thành một tấm gỗ MDF theo tiêu chuẩn (1220mm x 2440mm x 12mm) giao động trong khoảng 2 – 3 trăm nghìn đồng. Trang trí nội thất làm từ gỗ MDF sẽ giúp gia chủ tiết kiệm tương đối chi phí xây dựng mà vẫn có không gian sống thoải mái, đầy đủ tiện nghi. Bạn có thể tìm hiểu thêm quy trình trang trí nội thất nhà phố tại đây.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu về 3 loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay cũng như ưu, nhược điểm của từng loại gỗ. Mong rằng bạn đã lựa chọn được loại gỗ phù hợp cho nội thất căn nhà của mình. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu bạn cảm thấy hữu ích. 5TCONSTRUCTION sẽ tiếp tục cung cấp nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực xây dựng, nội thất. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau.

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG 5T – 5TCONSTRUCTION
Địa chỉ: 140/21 Đường DX 043, phường Phú Mỹ, TDM, Bình Dương.
Điện thoại: 07.86.88.0000 – 093.80.545.80